Tình trạng biếng ăn ở trẻ

Biếng ăn là tình trạng khá phổ biến ở trẻ em không chỉ Việt Nam mà còn rất nhiều quốc gia trên thế giới.

be-bieng-an-luoi-an

Biếng ăn là tình trạng khá phổ biến của trẻ em trên thế giới

Theo thống kê tại một số nước trên thế giới, tỷ lệ trẻ biếng ăn hoặc có dấu hiệu biếng ăn là rất cao: Tại Mỹ 50 % trẻ từ 19 – 24 tháng; tại Tây Ban Nha – con số trẻ biếng ăn là 44% trẻ từ 1 – 10 tuổi; Trung Quốc 40% trẻ từ 1 – 6 tuổi; Philipin 67% trẻ từ 1-6 tuổi, tại Italy con số này là 45% trẻ từ 1-7 tuổi. Còn tại Việt Nam, tuy chưa có số lượng thống kê cụ thể nhưng các chuyên gia dinh dưỡng cho biết số lượng trẻ biếng ăn là rất lớn, và còn xuât hiện rât nhiều ở lứa tuổi nhỏ hơn 1 tuổi.

Nguyên nhân gây biếng ăn

Có rất nhiều nguyên nhân gây biếng ăn cho trẻ tại Việt Nam. Những nguyên nhân chính yếu gây ra tình trạng biếng ăn của trẻ là:

  1. Biếng ăn do tâm lý (thường gặp nhất): Thường xảy ra khi trẻ có cảm giác bị ép buộc, bị bỏ rơi, bị gò bó vào một khuôn khổ nào đó hoặc bị đánh lừa.
  2. Biếng ăn do sai lầm trong chế biến thức ăn và thời gian chuyển tiếp chế độ ăn: ăn dặm hay ăn cơm quá sớm hoặc quá muộn.
  3. Biếng ăn do bệnh lý: Suy dinh dưỡng; nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng, nhiễm siêu vi; bệnh lý răng miệng, loạn khuẩn đường ruột,…
  4. Biếng ăn sinh lý. Trẻ vẫn khỏe mạnh nhưng tự nhiên ăn ít đi trong vài ngày – vài tuần. Các thời điểm này thường trùng với những lúc bé biết lật, ngồi, đứng, đi…
  5. Biếng ăn do thuốc. Kháng sinh làm rối loạn hệ vi khuẩn đường ruột; dùng quá nhiều vitamin…
  6. Biếng ăn “của cha mẹ”. Quá lo lắng về tăng trưởng của con, thấy con ăn ít hơn các trẻ cùng lứa, nghĩ trẻ biếng ăn mặc dù vẫn tăng cân, chiều cao tốt.
  7. Biếng ăn do một số nguyên nhân khác. Ít gặp như sau chủng ngừa, sau chấn thương (té ngã…).
  8. Biếng ăn bẩm sinh. Có khoảng dưới 5% trẻ sinh ra chỉ ngủ, chơi không bao giờ đòi bú.

 

Vòng tròn bệnh lý của trẻ biếng ăn

Khi trẻ rơi vào tình trạng biếng ăn, nếu cha mẹ không có biện pháp khắc phục thì tình trạng biếng ăn sẽ kéo dài và tạo ra một vòng tròn bệnh lý làm cho tình trạng biếng ăn ngày càng trầm trọng hơn.

vong-tron-benh-ly-tre-bieng-an-1

Vòng tròn bệnh lý làm tình trạng biếng ăn trầm trọng hơn

 

  1. Giai đoạn 1: Trẻ biếng ăn hoặc hấp thu kém

Do trẻ biếng ăn hoặc do chức năng tiêu hóa của trẻ chưa hoàn thiện nên ngay cả khi ăn uống được nhưng không hấp thu được các chất dinh dưỡng cần thiết vào cơ thể.

  1. Giai đoạn 2: Thiếu hụt dinh dưỡng và năng lượng.

Do biếng ăn  hoặc kém hấp thu mà trẻ sẽ thiếu hụt các chất sản sinh năng lượng hoặc các chất giúp xúc tác, làm cho quá trình chuyển hóa năng lượng diễn ra nhanh hơn.

  1. Giai đoạn 3: Nếu tình trạng biếng ăn kéo dài thì trẻ rất dễ bị suy dinh dưỡng, cân nặng và chiều cao đều ở mức thấp so với chuẩn trung bình. Do cơ thể tự sử dụng các chất dự trữ có được trước đó hoặc có thể đốt cháy các tổ chức mô để sinh năng lượng cho hoạt động.
  1. Giai đoạn 4: Sức đề kháng giảm. Thiếu năng lượng hoạt động, thiếu chất dinh dưỡng cần thiết để sản sinh miễn dịch làm giảm khả năng đề kháng với bệnh của trẻ, đồng thời lúc nào trẻ cũng trong trạng thái mệt mỏi, uể oải.
  1. Giai đoạn 5: Bệnh

Khi khả năng đề kháng bị suy giảm thì bé rất dễ mắc bệnh do các yếu tố môi trường tấn công như thời tiết, vi khuẩn … Một số bệnh bé hay mắc khi hệ miễn dịch suy giảm là: nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa, chậm phát triển trí não thậm chí mắc bệnh về thần kinh, thiếu cân, thiếu chiều cao, chậm mọc răng …

Một khi đã bị bệnh, cơ thể mệt mỏi thì cảm giác thèm ăn ở bé sẽ không còn và càng làm tình trạng biếng ăn của bé trầm trọng hơn.

Tham khảo thêm bài viết: Chữa trẻ biếng ăn từ tinh hoa y dược học La Mã